Theo sự phát triển của xã hội và thay đổi trong thói quen sống, Tết Huế cũng đã có những điểm khác biệt rõ rệt giữa xưa và nay. Hãy cùng khám phá 5 sự thay đổi thú vị trong phong tục Tết Huế trong bài viết dưới đây.
Nếu bạn tò mò về cái Tết ở Huế của ông bà, cha mẹ chúng ta và muốn biết nó khác biệt ra sao so với cái Tết ngày nay, những nét đặc trưng dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về sự thay đổi trong cách đón Tết qua các thời kỳ:
Tết xưa |
Tết nay |
|
Giống nhau |
|
|
Tín ngưỡng |
- Nghi lễ cúng cầu kỳ. - Không ra khỏi nhà trước và sau giao thừa. |
- Nghi lễ được đơn giản hóa, như lễ cúng ông Táo đơn giản hơn. - Ra khỏi nhà trước giao thừa để xem pháo hoa. |
Trang trí |
- Hoa giấy làng Tiên Nộn. - Đi chợ hoa. |
Thích sử dụng cây cảnh hiện đại như quất, lan, bonsai… |
Trang phục |
Áo dài truyền thống cho cả nam và nữ, được may từ lụa, nhung… |
Đa dạng trang phục: Áo dài cách tân, váy hiện đại… |
Ẩm thực |
- Phụ nữ tự làm tất cả các món ăn mặn ngọt, chay tịnh... tại nhà. - Món ăn truyền thống: Thịt kho, bánh chưng, nem, tré Huế,... |
- Kết hợp giữa tự nấu và mua sẵn ở chợ Tết, siêu thị. - Kết hợp cùng món tây: Rượu tây, bia ngoại, trái cây nhập khẩu… |
Giải trí |
Hội bài chòi, đu tiên, đua ghe, đấu vật, bài vụ, trò bầu cua tôm cá… |
Lễ hội countdown, lễ hội ánh sáng, xem phim, trò chơi điện tử… |
Hãy cùng AEON MALL Huế khám phá một cách chi tiết hơn những điểm khác nhau giữa Tết xưa và Tết nay ở Huế, từ những thay đổi trong tín ngưỡng, ẩm thực đến cách tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí.
Tết xưa ở Huế luôn gắn liền với những tín ngưỡng về tổ tiên và các vị thần linh. Vào đêm 30 Tết, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ cúng cầu kỳ để cúng dâng tổ tiên. Người Huế rất coi trọng các nghi lễ quan trọng như thờ cúng tổ tiên, cầu an, giải hạn, và đi lễ chùa trong những ngày đầu năm, đặc biệt là kiêng không ra khỏi nhà trước và sau thời khắc giao thừa.
Tết nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Huế đã có những điều chỉnh để phù hợp với nhịp sống hiện đại. Các gia đình sẽ thực hiện lễ cúng tổ tiên một cách đơn giản hơn để có thêm thời gian tận hưởng không khí Tết. Mặc dù vậy, việc tham gia lễ hội, đi chùa, lễ Phật vẫn được duy trì. Đặc biệt, vào đêm giao thừa, nhiều người thích ra ngoài xem pháo hoa thay vì ở nhà.
Tết nay, mọi người thường ra ngoài ngắm pháo hoa vào thời khắc giao thừa
Trang trí Tết xưa ở Huế chủ yếu sử dụng những vật dụng trang trí truyền thống như hoa giấy làng Tiên Nộn, hoa mai, hoa đào, cây quất, mâm ngũ quả,... Các gia đình thường tự tay làm sạch nhà cửa, dọn dẹp bàn thờ và trang trí cửa chính bằng các câu đối đỏ và lời chúc Tết, mang lại không khí ấm cúng và trang nghiêm.
Trang trí Tết ngày nay ở Huế là sự kết hợp hài hòa giữa nét truyền thống và hiện đại với sự xuất hiện của các vật dụng trang trí hiện đại và nhập khẩu. Các loại cây cảnh như quất, lan, bonsai, hoa tươi nhập khẩu rất được ưa chuộng, mang đến không khí vui tươi và rực rỡ cho căn nhà.
Các không gian công cộng ở Huế như phố đi bộ, trung tâm thương mại cũng được trang trí lộng lẫy, tạo nên một không khí Tết rộn ràng. Câu đối đỏ vẫn được dùng nhưng đôi khi không còn mang tính truyền thống mà thay vào đó là các câu chúc mừng năm mới mang hơi hướng hiện đại.
Tết xưa chủ yếu trang trí hoa giấy, hoa mai,... Tết nay kết hợp thêm các loại cây cảnh hiện đại như bonsai
Trang phục Tết xưa ở Huế rất trang trọng với áo dài được may từ lụa, nhung cao cấp cùng các màu sắc truyền thống như tím, hồng, vàng,... cho cả nam lẫn nữ. Trang phục này không chỉ thể hiện vẻ đẹp trang nghiêm mà còn là sự thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên và các vị thần linh.
Trang phục Tết nay ở Huế trở nên đa dạng hơn bao giờ hết. Bên cạnh áo dài truyền thống, mọi người có thể chọn áo dài cách tân với những chất liệu, kiểu may mới lạ hoặc các trang phục hiện đại như áo sơ mi, váy đầm,... mang đến một không khí Tết trẻ trung, hiện đại hơn. Mặc dù vậy, áo dài vẫn được ưa chuộng trong các buổi lễ thờ cúng và thăm bà con, chúc Tết.
Bên cạnh áo dài truyền thống, áo dài cách tân với nhiều chất liệu, kiểu may mới lạ rất được ưa chuộng trong Tết nay
Mâm cỗ Tết xưa ở Huế thường rất phong phú và mang đậm dấu ấn của ẩm thực cung đình. Các món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết bao gồm bánh chưng, bánh tét, nem, tré Huế, củ kiệu, dưa hành,... Tất cả những món ăn này đều được các bà, các mẹ hoàn toàn tự chuẩn bị với sự tỉ mỉ và nhiều công sức, thể hiện sự trân trọng và yêu thương của gia đình.
Mâm cỗ Tết ngày nay ở Huế đã có sự thay đổi lớn với sự xuất hiện của những món ăn mới. Mặc dù bánh chưng, bánh tét vẫn là món ăn không thể thiếu, nhưng các món ăn đã trở nên đa dạng hơn, với sự kết hợp của các món Tây, bia ngoại, trái cây nhập khẩu,.. Thực phẩm chế biến sẵn tại các siêu thị và cửa hàng thực phẩm cũng ngày càng phổ biến hơn, giúp các gia đình tiết kiệm kha khá thời gian chuẩn bị và công sức.
Mâm cỗ Tết nay có thêm sự xuất hiện của các món ăn hiện đại
Tết xưa ở Huế rất sôi động với các loại hình vui chơi giải trí truyền thống như đến thăm hội chợ Tết, nơi diễn ra các trò chơi thú vị như hội bài chòi, bầu cua tôm cá, đấu vật, đu tiên, đua ghe,... Những hoạt động này không chỉ giúp mọi người thư giãn mà còn tạo ra một không khí náo nhiệt, vui tươi trong ngày Tết.
Tết Huế ngày nay có nhiều đổi mới đáng kể, không chỉ gói gọn trong những hoạt động truyền thống mà còn đa dạng với nhiều hình thức giải trí hiện đại. Sự xuất hiện của các dịch vụ giải trí mới mẻ như rạp chiếu phim, trung tâm thương mại, lễ hội countdown, lễ hội ánh sáng,... đã làm cho không khí Tết ở Huế trở nên trẻ trung và sôi động hơn bao giờ hết.
Đặc biệt vào Tết Ất Tỵ 2025, là một địa điểm ăn uống - mua sắm - vui chơi mới hấp dẫn, AEON MALL Huế mở cửa xuyên Tết để tạo cơ hội để người dân và khách du lịch có thể đến tham quan chụp ảnh, thưởng thức các món ăn ngon và tham gia vào nhiều hoạt động giải trí thú vị như xem phim tại Galaxy Cinema, leo núi trong nhà tại Jump Arena,...
→ Để biết thêm thông tin chi tiết về các địa điểm vui chơi tại AEON MALL Huế, bạn hãy truy cập: AEON MALL Huế có gì chơi?
Bên cạnh các hoạt động truyền thống, Tết nay trẻ trung và sôi động hơn với sự xuất hiện của các trung tâm thương mại lớn, rạp chiếu phim,…
Nếu bạn đang thắc mắc về những nghi lễ hay những điều kiêng kỵ đặc trưng trong dịp Tết ở Huế, phần thông tin bên dưới sẽ giải đáp 4 câu hỏi thường gặp về phong tục Tết Huế, giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về ngày Tết tại Cố đô.
Tết đến, người Huế thường lựa chọn những loài hoa với màu sắc tươi sáng, đầy ý nghĩa để trang trí, mang đến không khí xuân đầy vui vẻ và ấm cúng. Các loại hoa phổ biến được người Huế chọn trong dịp Tết bao gồm:
Hoa mai: Hoa mai tượng trưng cho sự phú quý, thịnh vượng và may mắn trong năm mới, thường được đặt trong nhà hoặc ngoài sân để chào đón năm mới.
Hoa đào: Mặc dù chủ yếu phổ biến ở miền Bắc, hoa đào cũng được người Huế yêu thích và lựa chọn để trang trí trong dịp Tết. Hoa đào tượng trưng cho sự tươi mới, may mắn và sự khởi đầu của mùa xuân.
Cây quất: Quất được ưa chuộng trong Tết ở Huế mang ý nghĩa chúc phúc, đem lại may mắn cho gia đình trong năm mới.
Hoa cúc: Hoa cúc là biểu tượng của sự trường thọ và phúc lộc. Người Huế thường chọn hoa cúc để cầu mong sức khỏe và bình an cho gia đình.
Hoa đồng tiền: Hoa đồng tiền với sắc màu tươi sáng tượng trưng cho sự tài lộc và may mắn.
Hoa ly: Hoa ly, đặc biệt là ly trắng, được người Huế sử dụng trong các mâm cúng Tết hoặc trang trí nhà cửa. Hoa ly tượng trưng cho sự trong sáng, thuần khiết.
Hoa vạn thọ: Hoa vạn thọ tượng trưng cho sự trường thọ, hạnh phúc và bình an, thường được chọn để trang trí trong nhà và dùng làm lễ vật cúng tổ tiên vào dịp Tết.
Hoa thược dược: Hoa thược dược tượng trưng cho sự an khang, thịnh vượng và niềm vui.
Hoa huệ: Hoa huệ mang đậm bản sắc Huế, với sắc trắng tinh khôi và hương thơm ngọt ngào, thường được sử dụng để dâng lên bàn thờ tổ tiên vào những ngày Tết.
Hoa huệ là loài hoa mang đậm bản sắc Huế, thường được dâng lên bàn thờ tổ tiên vào ngày Tết
>>> Tham khảo thêm các địa điểm chợ hoa Tết tại Huế qua bài viết "TOP 3 địa chỉ chợ hoa Tết 2025 nổi tiếng nhất ở Huế"
Trong dịp Tết, người Huế dựng cây nêu như một cách thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần linh và cầu mong sự bình an cho gia đình. Cây nêu được đặt ở cổng hoặc trước sân nhà, mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, kêu gọi may mắn và bảo vệ gia đình khỏi xui xẻo.
Cây nêu còn là biểu tượng của sự kết nối thiêng liêng giữa trời đất và con người. Cây nêu ngày Tết ở Huế thường được trang trí với giấy đỏ, chuông, hoa quả và bánh kẹo để tạo nên không gian ấm cúng, đầy sắc xuân.
Người Huế dựng cây nêu ngày Tết để thể hiện sự kính trọng với thần linh và cầu bình an
"Đạp đất" vào ngày đầu năm là phong tục đặc biệt của người Huế, mang nhiều yếu tố tín ngưỡng và văn hóa dân gian sâu sắc. Những người có chức sắc, học vấn cao hoặc người có vía nhẹ thường được mời đến để thực hiện nghi thức "đạp đất", với niềm tin rằng họ sẽ mang tài lộc và may mắn đến cho gia đình trong năm mới.
Một số gia đình ở Huế còn ra quy định cho con cái, nếu có vía nặng, không được thức dậy sớm vào sáng mùng 1, mà phải nằm im đợi người có vía nhẹ đặt chân xuống đất trước, mới được phép ra khỏi giường.
Trong ngày Tết, người Huế có những điều kiêng kỵ để đảm bảo một năm mới may mắn, bình an và tránh được những điều xui xẻo. Những điều kiêng kỵ này phần lớn đều có liên quan đến tín ngưỡng, phong tục và tâm linh. Dưới đây là một số điều kiêng kỵ nổi bật trong ngày Tết của người Huế:
Kiêng ăn mực, tôm: Người Huế kiêng ăn mực và tôm trong ngày Tết vì cho rằng mực có thể mang đến sự xui xẻo và cách “đi giật lùi” giống tôm sẽ khiến cuộc sống không thuận lợi...
Kiêng ăn cá lóc, ếch: Cách chế biến hai loại thực phẩm như hình phạt khi xuống địa ngục vì thế thực hiện vào đầu năm sẽ không hay.
Kiêng quét nhà: Quét nhà trong ngày Tết bị coi là xui xẻo vì việc quét nhà được cho rằng sẽ "quét đi" tài lộc, may mắn của gia đình trong năm mới.
Kiêng vay mượn tiền: Người Huế kiêng vay mượn tiền vào dịp Tết vì sợ năm mới sẽ gặp phải khó khăn về tài chính, hoặc tiền bạc sẽ không được dồi dào như mong muốn.
Kiêng tranh cãi, cãi vã: Tranh cãi, xích mích có thể mang đến những điều không may, xui xẻo cho cả năm.
Kiêng ném bỏ đồ đạc: Giống với việc quét nhà, việc ném bỏ đồ đạc ngày Tết được cho là sẽ "ném" đi tài lộc và sự may mắn
Kiêng nói điều xấu, buồn, xui xẻo: Trong ngày Tết, người Huế kiêng nói những điều không tốt, lời lẽ xui xẻo vì sợ rằng sẽ mang đến những điều không hay cho năm mới.
Kiêng làm việc nặng nhọc: Người Huế tin rằng làm việc nặng nhọc vào dịp Tết có thể kéo dài sự mệt mỏi và khó khăn trong suốt cả năm.
Quét nhà là điều kiêng kỵ trong ngày Tết ở Huế
Dù có những thay đổi theo thời gian, phong tục Tết Huế vẫn luôn giữ được những giá trị truyền thống quý báu. Qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ thêm yêu quý và trân trọng những phong tục đặc sắc của Tết Huế. Để khám phá thêm các hoạt động thú vị về ăn uống, mua sắm và giải trí tại Huế, hãy theo dõi chuyên mục Cẩm nang của AEON MALL Huế và cập nhật những chương trình khuyến mãi hấp dẫn qua Facebook nhé.